Dự án bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn- Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Y Tế

Archives for Tháng Mười 2018

Tọa đàm với sinh viên trường Đại học Y Hà Nội về dự án bác sỹ trẻ tình nguyện

Ngày 06 tháng 8 năm 2015,  Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với các tân bác sỹ mới tốt nghiệp bác sỹ đa khoa về dự án “Thí điểm bác sỹ tình nguyện về vùng khó khăn”.

Đến dự và chỉ đạo buổi tọa đàm, về phía Bộ Y tế có Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó Giám đốc dự án; phía nhà trường có Ông Tạ Thành Văn, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, các đồng chí trong Ban giám hiệu, Trưởng các Khoa/Phòng/Bộ môn và đặc biệt có sự tham gia của gần 400 tân bác sỹ vừa mới tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi tọa đàm

Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ TCCB phát biểu tại buổi tọa đàm

Ông Tạ Thành Văn, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm

Các tân bác sỹ đặt cậu hỏi về dự án

Hội thảo chia sẻ thông tin về dự án với sinh viên trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên

Ngày 03 tháng 6 năm 2016, tại trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo chia sẻ thông tin về dự án “Thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn”

Đến dự và chỉ đạo Hội nghị về phía Bộ Y tế có Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó GIám đốc dự án, các ông, bà là chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ; Về phía nhà trường có Ông Trần Đức Quý, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên, các đồng chí trong Ban giám hiệu, Trưởng các Khoa/Phòng/Bộ môn và đặc biệt có sự tham gia của 500 tân bác sỹ vừa mới tốt nghiệp, học viên cao học Trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên

Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trình bày tóm tắt dự án

Ông Trần Đức Quý, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên phát biểu tại buổi Hội thảo

Tại buổi hội thảo, sau khi đại diện Bộ Y tế trình bày tóm tắt dự án là phần đối thoại trực tuyến giữa sinh viên với đại diện Ban quản lý dự án.

Có 27 câu hỏi của các sinh viên về các nội dung liên quan đến thời điểm đăng ký tham gia dự án, hình thức đăng ký tham gia dự án,quyền lợi khi tham gia dự án (hỗ trợ chi phí sinh hoạt, lưu trú…)  thời gian tình nguyện, gia hạn thời gian học CK1, thời gian công tác tại các huyện nghèo, hình thức sát hạch khi tuyển dụng và sau khi kết thúc thời gian tình nguyện, các chỉ tiêu tay nghề, nơi tuyển dụng (ngoài các bệnh viện trực thuộc Bộ), các chuyên khoa ưu tiên và các chuyên khoa dự kiến sẽ đào tạo trong thời gian tới, các đối tượng là  bác sỹ cử tuyển có được tham gia dự án không?

Ông Nguyễn Tuấn Hưng giải đáp các ý kiến của sinh viên về dự án

Cuối buổi tọa đàm có 15 bác sỹ đã viết đơn tình nguyện đăng ký tham gia dự án. Trong thời gian tới, BQLDA sẽ sàng lọc, khớp cung – cầu, tuyển dụng các bác sỹ này trước khi cử đi đào tạo và công tác tại các huyện nghèo

Một số hình ảnh

Hội thảo chia sẻ thông tin về dự án với sinh viên trường Đại học Y – Dược Thái Bình

Ngày 11 tháng 6 năm 2016, tại trường Đại học Y – Dược Thái Bình, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo chia sẻ thông tin về dự án “Thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn”

Đến dự và chỉ đạo Hội nghị về phía Bộ Y tế có Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó GIám đốc dự án, các ông, bà là chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ; Về phía nhà trường có  Ông Hoàng Năng Trọng, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường, Ông Nguyễn Quốc Tiến, Phó Hiệu trưởng, Ông Nguyễn Duy Cường, Phó Hiệu trưởng, Ông Nguyễn Xuân Bái Phó Hiệu trưởng, Các Ông/Bà là trưởng các Khoa/Phòng/Bộ môn và đặc biệt có sự tham gia của 500 tân bác sỹ vừa mới tốt nghiệp, học viên cao học Trường Đại học Y- Dược Thái Bình.

Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trình bày tóm tắt dự án

Tại buổi hội thảo, sau khi đại diện Bộ Y tế trình bày tóm tắt dự án là phần đối thoại trực tuyến sôi nổi giữa sinh viên với đại diện Bộ Y tế và nhà Trường.

Có 31 câu hỏi của các sinh viên về các nội dung liên quan đến thời điểm đăng ký tham gia dự án, hình thức đăng ký tham gia dự án,quyền lợi khi tham gia dự án (hỗ trợ chi phí sinh hoạt, lưu trú…), lương được hưởng sau khi kết thúc thời gian tình nguyện,  thời gian tình nguyện, gia hạn thời gian học CK1, thời gian công tác tại các huyện nghèo, hình thức sát hạch khi tuyển dụng và sau khi kết thúc thời gian tình nguyện, các chỉ tiêu tay nghề, nơi tuyển dụng (ngoài các bệnh viện trực thuộc Bộ), các chuyên khoa ưu tiên và các chuyên khoa dự kiến sẽ đào tạo trong thời gian tới,  các đối tượng khác (dự bị đại học, cử tuyển…) có được tham gia dự án không? cơ chế bồi hoàn khi bác sỹ bỏ dự án.

Hội thảo chia sẻ thông tin về dự án với sinh viên trường Đại học Y – Dược Cần Thơ

Hôm nay ngày 29 tháng 7 năm 2016, tại trường Đại học Y – Dược Cần Thơ, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo chia sẻ thông tin về dự án “Thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn”

Đến dự và chỉ đạo Hội nghị về phía Bộ Y tế có Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó GIám đốc dự án, các ông, bà là chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ; Về phía nhà trường có  Ông Đàm Văn Cương, Phó Hiệu trưởng,  các Ông/Bà là trưởng các Khoa/Phòng/Bộ môn và đặc biệt có sự tham gia của 500 tân bác sỹ vừa mới tốt nghiệp, học viên cao học Trường Đại học Y- Dược Cần Thơ.

Tại buổi hội thảo, sau khi Ông Nguyễn Tuấn Hưng trình bày tóm tắt dự án là phần đối thoại trực tuyến sôi nổi giữa sinh viên với đại diện Bộ Y tế và nhà Trường.

Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giải đáp các thắc mắc của sinh viên

Có 18 câu hỏi của các sinh viên về các nội dung liên quan đến thời điểm đăng ký tham gia dự án, hình thức đăng ký tham gia dự án,quyền lợi khi tham gia dự án (hỗ trợ chi phí sinh hoạt, lưu trú…), các chế độ được hưởng sau khi kết thúc thời gian tình nguyện,  thời gian tình nguyện, gia hạn thời gian học CK1, thời gian công tác tại các huyện nghèo, hình thức sát hạch khi tuyển dụng và sau khi kết thúc thời gian tình nguyện, các chỉ tiêu tay nghề, nơi tuyển dụng…. các chuyên khoa ưu tiên và các chuyên khoa dự kiến sẽ đào tạo trong thời gian tới,  các đối tượng khác (dự bị đại học, cử tuyển…) có được tham gia dự án không? các sinh viên thuộc hệ cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ có được tham gia không….

Ông Đàm Văn Cương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y – Dược Cần Thơ phát biểu tại Hội thảo

Thay mặt BQDA Ông Nguyễn Tuấn Hưng giải đáp các câu hỏi của các tân bác sỹ, đồng thời kêu gọi các bác sỹ trẻ tình nguyện với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ  đăng ký tham gia dự án để mang các dịch vụ y tế có chất lượng phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa.

Một số hình ảnh

Thực trạng huyện nghèo Bắc Hà

Ngày 07 tháng 11 năm 2013, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại huyện nghèo Bắc Hà tỉnh Lào Cai.

Tại buổi làm việc, Bà Nguyễn Kim Phương, giám đốc bệnh viện cho biết Bắc Hà là một trong ba huyện nghèo theo nghị quyết 30a của Chính phủ, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Về khối điều trị, bệnh viện huyện có 130 giường bệnh (90 giường ở tuyến huyện, 30 giường ở 04 phòng khám đa khoa khu  vực), tuy nhiên riêng ở tuyến huyện công suất sử dụng luôn ở mức 150 giường bệnh trở lên.

Bà Phương cũng cho hay, hiện bệnh viện có 128 cán bộ, trong đó có 21 bác sỹ làm việc trong Ban giám đốc, 03 phòng chức năng và 12  khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Trụ sở làm việc được xây dựng khá bài bản, với những khu riêng biệt. Bệnh viện được trang bị các loại máy móc tương đối hiện đại như X-Quang, siêu âm, nội soi tai mũi họng, máy kéo dãn cột sống, máy thở…. và đã triển khai các kỹ thuật như khâu vỡ gan, mổ xương đùi, các thủ thuật sản khoa, mổ lấy thai…

Thay mặt UBND huyện, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết Mường Khương là huyện miền núi, diện tích 68000 ha (tương đương 700km vuông), dân số khoảng 58.000 người với 14 dân tộc trong đó người Mông chiếm 42%. Với địa hình phức tạp, chia cách nhiều bởi núi, sông, suối, trình độ dân trí còn hạn chế, mô hình bệnh tật mang liên quan đến đói nghèo (tỷ lệ hộ nghèo là 42%) như suy dinh dưỡng (năm 2013 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là 29%), tiêu chảy, đau mắt đỏ,phát ban….nên nhu cầu khám chữa bệnh tại địa phương là rất lớn. Tuy nhiên Ông Tuấn cũng nhấn mạnh vấn đề Y đức luôn được các cấp ủy, lãnh đạo UBND, bệnh viện đặt lên hàng đầu, luôn luôn giáo  dục Y đức trong những người làm nghề Y tại các cấp.

Về dự án 585, Ông Tuấn nhấn mạnh Huyện ủy hoàn toàn ủng hộ việc đưa bác sỹ trẻ có trình độ về công tác tại huyện. Về phía UBND huyện sẽ tạo điều kiện tối đa cho các bác sỹ trẻ về công tác.

Về phía BQLDA, Ông Dương Tiến Thành cũng nhất trí các quan điểm của địa phương, đồng thời đưa ra quan điểm trước mắt sẽ cân nhắc việc đưa các bác sỹ theo các chuyên khoa còn thiếu, nhu cầu khám chữa bệnh  các chuyên khoa đó tại địa phương

Về dự án 585, căn cứ vào nhu cầu của Huyện, Bà Phương đề xuất 03 bác sỹ thuộc các chuyên khoa Nhi, Chẩn đoán hình ảnh và Tai mũi họng

Dưới đây là một số hình ảnh của đợt khảo sát

Thực trạng huyện nghèo Quản Bạ

Quản Bạ là huyện vùng cao biên giới phía Bắc tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố Hà Giang 44km, là huyện cửa ngõ của Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Nơi đây được biết đến với danh thắng nổi tiếng là cổng trời Quản bạ và Núi Đôi cùng với khí hậu quanh năm mát mẻ, giống như Đà Lạt hay Sa Pa.

Một vài hình ảnh

 

Thực trạng huyện nghèo Yên Minh

Yên Minh là huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100km về phía Đông Bắc. Là huyện nằm ở trung tâm trên địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 78.365,17ha. Yên Minh là huyện nằm trên cấu trúc địa chất phức tạp, chia cắt mạch, độ dốc lớn, địa hình Yên Minh được chia thành các vùng:

Dân số toàn huyện là 71.297 người, mật độ dân số 79 người/km2. Huyện có 16 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 53,2%, dân tộc Dao chiếm 15%, dân tộc Tày chiếm 13,95% dân số, còn lại là các dân tộc khác có tỷ lệ dân số ít như Pu Péo, Lô Lô…

Về Y tế, bệnh viện Đa khoa huyện có 15 bác sỹ  trong đó có 02 bác sỹ chuyên khoa 2, 05 bác sỹ chuyên khoa 1,cùng với việc được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị nên đã triển khai được các kỹ thuật như phẫu thuật gẫy xương đùi, chấn thương cấp cứu bụng, cắt tử cung nội soi đường dưới, mổ lấy thai….

Về nhu cầu từ dự án: 05 bác sỹ thuộc các chuyên khoa: Nhi, Nội, Mắt, Chẩn đoán hình ảnh và Răng hàm mặt

Dưới đây là một số hình ảnh của huyện

Thực trạng huyện nghèo Đồng Văn

Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới cực bắc của Tổ Quốc cách xa trung tâm tỉnh 145km giao thông không thuận lợi kinh tế còn nhiều khó khăn. Dân số 70.124 người, Với 17 xã và 02 thị trấn biên giới, 100% số xã thuộc diện 135. Với 17 dân tộc cùng chung sống. Trong đó dân tộc Mông chiếm 88,6% còn lại là dân tộc khác.

Về hệ thống y tế huyện cũng gồm TTYT huyện, Bệnh viện huyện , Phòng Y tế và trung tâm DSKHHGĐ.

Về nhân lực y tế: Bệnh viện có 118 nhân viên y tế, trong đó có 16 bác sỹ ( 06 bác sỹ Chuyên khoa 1, 01 bác sỹ chuyên khoa sơ bộ,  Trung tâm y tế có 33 người trong đó có 06 bác sỹ  .Tuyến xã có 84 người trong đó có 04 bác sỹ làm việc tại 19 xã/thị trấn.

Huyện về cơ bản đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đã triển khai cơ bản các kỹ thuật về ngoại khoa và sản khoa, nhi khoa…

Về dự án 585, căn cứ vào nhu cầu của huyện Bệnh viện đề xuất 03 bác sỹ các chuyên khoa Sản, Răng hàm mặt và Hồi sức cấp cứu; Trung tâm Y tế đề xuất 02 bác sỹ Y học dự phòng

Dưới đây là một số hình ảnh của huyện

Thực trạng huyện nghèo Xín Mần

Huyện Xín Mần thuộc vùng cao núi đất phía Tây tỉnh Hà Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 120 km. Phía Bắc giáp huyện Mã Quan (Trung Quốc), phía Tây giáp huyện Bắc Hà (Lào Cai), phía Đông giáp huyện Hoàng Su Phì, phía Nam giáp huyện Quang Bình.

Huyện có địa hình phức tạp, núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh.
Địa hình phổ biến ở Xín Mần là dạng vòm hoặc nửa vòm xen kẽ các dạng địa hình dốc, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp, xen kẽ với những dải núi cao là thung lũng với những dải đất hẹp. Xín Mần có 2 con sông là sông Chảy, Nậm Yên chảy qua.

Một vài hình ảnh

Thông tư số 07/2013/TT-BYT về việc quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản, ấp, buôn, làng, phum, sóc (sau đây gọi là thôn, bản).

Nội dung chi tiết thông tư 07/2013 xem tại đây

Bản quyền thuộc về Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Y Tế. All rights reserved - Thiết kế web giá rẻ Minh Dương
phòng marketing thuê ngoài | báo giá dịch vụ seo