Chinhphu.vn) – Sau khi được đào tạo bác sĩ chuyên khoa I, các bác sĩ trẻ thuộc Dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn (Dự án 585) sẽ nhận nhiệm vụ trong thời gian 2 năm đối với nữ, 3 năm đối với nam. Hiện 14 bác sĩ đã nhận nhiệm vụ tại nơi công tác là những huyện nghèo thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc
.
TS. Phạm Văn Tác thăm hỏi bệnh nhân đang điều trị tại BVĐK Hà Quảng
Ông Phạm Văn Tác: Theo kế hoạch, đến năm 2020, dự án thí điểm này sẽ hoàn thành đào tạo 300 bác sĩ trẻ. Đến nay, dự án đã và đang đào tạo 210 bác sĩ chuyên khoa I. Đây là những bác sĩ đã tốt nghiệp loại khá, giỏi từ các trường Đại học đào tạo ngành y trên cả nước.Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, Giám đốc Dự án 585 về những nhận định hiệu quả ban đầu khi triển khai Dự án.
Dự án 585 đặt mục tiêu đến 2020, sẽ có khoảng 300 – 500 bác sĩ trẻ sau khi được đào tạo bác sĩ chuyên khoa I sẽ về công tác tại các vùng khó khăn trên cả nước. Xin ông cho biết, đến thời điểm này, dự án đã tuyển chọn và đào tạo được bao nhiêu bác sĩ?
Trong tháng 9 tới, dự án sẽ tiếp tục khai giảng khóa đào tạo mới với khoảng 60 bác sĩ trẻ với các chuyên ngành đang có nhu cầu cao như chẩn đoán hình ảnh, sản, nhi, hồi sức cấp cứu, ngoại…
Mục tiêu của dự án là đào tạo 300 bác sĩ trẻ nhưng sẽ không dừng ở đó, vì các huyện nghèo vẫn rất cần bác sĩ có chuyên môn cao và đây mới là dự án thí điểm. Dự án có sự hỗ trợ từ tổ chức WB. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục nghĩ cách khác, như huy động cộng đồng, thậm chí là đầu tư trực tiếp cho từng bác sĩ về huyện nghèo.
Được biết, có 14 bác sĩ trong dự án đã nhận nhiệm vụ tại các huyện nghèo của tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn… thời gian đã gần 1 năm, xin ông chia sẻ những đánh giá ban đầu về các bác sĩ trẻ?
Ông Phạm Văn Tác: Tính từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, khóa đào tạo bác sĩ trẻ đầu tiên về công tác tại vùng khó khăn đã có thời gian hơn 1 năm, khóa thứ 2 đã công tác khoảng 7 tháng. Đa số các bác sĩ trẻ đã thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn tại tuyến huyện, có bạn đã thực hiện được 60-70 kỹ thuật, trong khi trước đây, có một số huyện chỉ làm được 30 đến 40 kỹ thuật. Từ khi những bác sĩ trẻ này về công tác, họ đã “thắp lửa” cùng những đồng nghiệp nơi họ công tác “bắt tay” thực hiện được rất nhiều kỹ thuật.
Tôi đánh giá cao tinh thần của các bác sĩ trẻ và đánh giá cao các kỹ thuật mà các em đã làm. So với tất cả các hình thức khác sau đại học, thì chuyên khoa 1 đào tạo theo hình thức 1 thầy – 1 trò của dự án này vẫn là tự hào nhất, để từ đó các em rất tự tin và chân thật trong công việc.
Điều quan trọng nhất vẫn là đánh giá từ những người dân. Điều này thể hiện ngay hiệu quả từ những con số về lượt khám, điều trị nội trú tại các bệnh viện huyện nghèo – nơi các em công tác đang tăng lên đáng kể. Các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp huyện cũng đánh giá rất cao. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng các em đang làm rất tốt.
Trong số các bác sĩ trẻ được đào tạo bác sĩ chuyên khoa I theo dự án, tỷ lệ bác sĩ đã được các bệnh viện Trung ương tuyển dụng trước đó về công tác tại huyện nghèo với bác sĩ do chính các bệnh viện huyện nghèo giới thiệu được đào tạo chuyên khoa I như thế nào?
Ông Phạm Văn Tác: Các bác sĩ trẻ từ Trung ương về công tác tại huyện nghèo chiếm gần 40%, còn lại là các bác sĩ từ tuyến cơ sở. Với 14 bác sĩ đã công tác tại huyện nghèo đều là các bác sĩ từ tuyến Trung ương, các lớp đào tạo sau này chủ yếu là tuyến cơ sở.
Như vậy, sau khi hoàn thành khóa học bác sĩ chuyên khoa I, các bác sĩ ở tuyến cơ sở sẽ quay trở lại công tác tại bệnh huyện nên sẽ có tính bền vững rất cao. Người dân không phải lo lắng rằng bác sĩ Trung ương chỉ công tác 2-3 năm là hết nhiệm vụ, khi đó đã có những bác sĩ “tại chỗ” được đào tạo bài bản về công tác tại quê nhà.
Thực tế các bệnh viện tuyến huyện chia sẻ, họ có rất ít bác sĩ chính quy, thậm chí có bệnh viện nhiều năm nay không tuyển được bác sĩ chính quy, nhưng theo dự án, có tiêu chí phải là bác sĩ chính quy mới được đề xuất đi học đào tạo chuyên khoa I, điều này gây khó khăn cho các bệnh viện huyện nghèo, ông có nhận định gì về vấn đề này?
Ông Phạm Văn Tác: Tiêu chí này trong dự án xuất phát từ chất lượng đào tạo, vì học chuyên khoa I rất vất vả. Dự án cũng đã băn khoăn rằng, sợ các bạn không theo được. Tuy nhiên, Bộ sẽ tiếp thu ý kiến của các bệnh viện, vì có những cái không thể tuyệt đối, đúng là có những bác sĩ chuyên tu cũng rất giỏi.
Dự án sẽ xem xét lại và có thể sẽ đề xuất xem lại tiêu chí này trong thời gian tới, khi đó sẽ chọn các bác sĩ chuyên tu xuất sắc để đào tạo. Nếu trong quá trình vận hành, điều gì không phù hợp thì mình sẽ bổ sung, điều chỉnh.
Thời gian tới, dự án tiếp tục có kế hoạch như thế nào, thưa ông?
Ông Phạm Văn Tác: Bộ Y tế đang có chủ trương tổng thể theo Nghị quyết 20 là cải tạo hệ thống, tới đây sẽ nhân rộng mô hình này, vì những huyện nghèo làm được, thì những huyện trung du, đồng bằng chắc chắn sẽ làm được vì họ có nhiều thuận lợi hơn.
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ đưa ra tiêu chí để các bác sĩ Trung ương về xã công tác và tiếp xúc trực tiếp với người dân.
Đặc biệt, Bộ sẽ tổ chức sơ kết từ thực tiễn và có thể sẽ đề xuất xem xét thành Luật về trách nhiệm nghĩa vụ xã hội đối với cán bộ y tế, khi đó sẽ không còn là vận động như hiện nay, mà tất cả các bạn trẻ khi vào ngành này, đều phải xác định, sau khi tốt nghiệp bắt buộc phải đi phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa trong một thời gian. Xu hướng này được nhiều quốc gia đã thực hiện và thành công, trong đó có Thái Lan, nước láng giềng với chúng ta.
Cảm ơn ông!
(Nguồn Thúy Hà báo Chính phủ)