Sẵn quyết tâm, dân sống được thì mình cũng sống được

(GDVN) – Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá, giỏi, hai bác sĩ trẻ đã tình nguyện lên vùng cao khám chữa bệnh cho người dân.

Đó là hai bác sĩ trẻ Nguyễn Văn Hiếu và Doãn Thanh Hương – hai trong số các bác sĩ trẻ được tuyển chọn theo dự án Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng sa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo).

Dân mình sống được thì mình cũng sống được

Nguyễn Văn Hiếu sinh năm 1990, quê ở Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội. Sau 6 năm học tập và tốt nghiệp với tấm bằng loại Khá ngành Bác sĩ đa khoa tại Trường Đại học Y Hà Nội, Hiếu đã xung phong đăng ký tham gia dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ về 62 huyện nghèo.

(GDVN) – Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá, giỏi, hai bác sĩ trẻ đã tình nguyện lên vùng cao khám chữa bệnh cho người dân.

Đó là hai bác sĩ trẻ Nguyễn Văn Hiếu và Doãn Thanh Hương – hai trong số các bác sĩ trẻ được tuyển chọn theo dự án Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng sa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo).

Dân mình sống được thì mình cũng sống được

Nguyễn Văn Hiếu sinh năm 1990, quê ở Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội. Sau 6 năm học tập và tốt nghiệp với tấm bằng loại Khá ngành Bác sĩ đa khoa tại Trường Đại học Y Hà Nội, Hiếu đã xung phong đăng ký tham gia dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ về 62 huyện nghèo.

Chia sẻ về lý do đăng ký tham gia dự án, Hiếu cho biết: “Bản thân mình tham gia tình nguyện từ năm thứ nhất đại học như giúp đỡ trẻ em khuyết tật, thăm trẻ em tại làng trẻ SOS, hiến máu tình nguyện… sau khi ra trường, mình muốn tiếp tục tinh thần tình nguyện đó, được cống hiến sức trẻ giúp đỡ nhân dân vùng cao, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung, nên mình quyết định đi tình nguyện”.

Với tinh thần tình nguyện cống hiến sức trẻ vì nhân dân, phục vụ nhân dân, Hiếu đã đăng ký tham gia thi tuyển cho dự án và được lựa chọn.

Địa điểm công tác trong thời gian sắp tới của Hiếu là Trung tâm y tế huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Huyện Mường Nhé là một huyện nghèo của tình Điện Biên, nằm giáp biên giới hai nước Lào và Trung Quốc, chủ yếu là dân tộc Mông sinh sống. Giao thông đi lại khó khăn, thông tin liên lạc tại tuyến xã chưa được thường xuyên, trình độ dân trí của một số bộ phận người dân còn hạn chế, tình trạng dân di dịch cư tự do diễn biến phức tạp… Và bác sĩ trẻ Nguyễn Văn Hiếu chắc chắn sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong quá trình công tác tại đây.

Trước hết, đó là lựa chọn quyết định về vùng sâu vùng xa công tác. Hiếu cho biết: “Bố mẹ để cho mình tự quyết định con đường đi của mình, dù trước đó mình có xin được việc ở Hà Nội rồi, còn bạn bè thì vẫn khuyên rằng “lên đó sẽ khó khăn” nhưng mình vẫn lựa chọn đi tình nguyện”.

Theo Hiếu “nhân dân mình ở đâu sống được thì mình cũng có thể sống được, cũng có thể làm việc được ở đấy”.

Thứ hai, là khó khăn tại nơi công tác về môi trường, văn hóa nơi đây…, Hiêu có chia sẻ rằng: “Trước khi lên, mình có lường trước được những khó khăn trên vùng cao như giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp, trang thiết bị y tế thiếu, con người cũng thiếu. Bản thân mình đóng góp con người rồi nhưng vẫn phải tìm hiểu văn hóa của dân tộc nơi đây, trong đó là dân tộc Mông. Do đó, mình có lên mạng tìm hiểu văn hóa dân tộc Mông, tiếng dân tộc, từ điển tiếng dân tộc để có thể đi vào đời sống của người dân, không chỉ có chuyên môn mà cần có kỹ năng về xã hội để có thể giao tiếp với người dân”.

Chưa có một kế hoạch xa hơn, nhưng ngay từ bây giờ, Hiếu cho biết sẽ quyết tâm học tập để nâng cao tay nghề. Theo Hiếu, bác sĩ có tình thần tình nguyện rồi nhưng phải có kỹ năng chuyên môn tốt. Do đó, sắp tới Hiếu sẽ tập trung học tập ở Bệnh viện Nhi Trung Ương theo chuyên ngành Khoa Nhi trong 18 tháng, sau đó sẽ về Mường Nhé công tác.

“Phải có chuyện môn mới chăm sóc được sức khỏe cho nhân dân” – đó là điều Hiếu luôn suy nghĩ.

Đã quyết tâm thì làm đến cùng

Trong hành trình 18 tiếng di chuyển từ thành phố Hà Nội lên huyện Mường Nhé (nghỉ đêm tại thành phố Điện Biên Phủ), có một nữ bác sĩ trẻ trong đoàn liên tục bị say xe. Mọi người lo lắng cho sức khỏe của bác sĩ, cho quãng đường sau này bác sĩ trẻ sẽ phải đối mặt khi lên đây công tác, lo sợ bác sĩ sẽ thay đổi quyết định nhưng vị bác sĩ này lại cho rằng: “Nếu đã quyết tâm rồi thì làm đến cùng”.

Nữ bác sĩ trẻ đó tên là Doãn Thanh Hương (sinh năm 1990) ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Hương tốt nghiệp Trường Đại học Y Dược Hải Phòng ngành Bác sĩ đa khoa

Mặc dù bên ngoài có vẻ rụt rè nhưng ẩn sâu bên trong cô gái này là một sự quyết tâm cao, một sự dũng cảm khi lựa chọn con đường cống hiến sức trẻ cho vùng cao của tổ quốc.

Thanh Hương là con út trong gia đình có hai anh em. Bố mất sớm, Hương sống trong tình yêu thương của mẹ và anh trai.

Trong một dự định sau khi tốt nghiệp xin vào Bệnh viện E làm việc, Hương vào website của bệnh viên và đọc được thông tin về dự án 585 thí điểm đưa bác sĩ trẻ về công tác ở miền núi, vùng sâu vùng sa, biên giới hải đảo… Nhận thấy đây là một dự án hay và ý nghĩa nên Hương đăng ký tham gia.

Hương chia sẻ: “Lúc đầu mẹ cũng sợ mình là con gái, một mình lên đây rồi thì đường sá xa xôi, vất vả, mình còn bị say xe nữa. Nhưng sau đó, mình có động viên mẹ rằng 2 năm qua nhanh thôi, đường sá bây giờ cũng thuận tiện rồi”. Sau khi mình thuyết phục, mẹ cũng hiểu và thấy đây là một dự án ý nghĩa nên động viên Hương hoàn thành tốt công việc.

Sắp tới, Hương sẽ theo chuyên khoa Ngoại – Sản và về công tác tại Trung tâm y tế huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Điều làm Hương băn khoăn nhất là về sức khỏe “Mình là con gái, chỉ lo không đủ sức khỏe vượt đoạn đường dài phục vụ nhân dân, nhưng mình tin rằng với quyết tâm của mình, với nhiệt huyết cống hiến tuổi trẻ, mình sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”.

Theo Hương, “nếu đã quyết tâm rồi thì làm đến cùng”.

Tin rằng, với nhiệt huyết tuổi trẻ và tình yêu nghề, các bác sĩ trẻ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, chăm lo tốt sức khỏe cho bà con nơi mình công tác.

Dự án Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng sa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo) do Bộ Y Tế xây dựng và ban hành kèm theo Quyết định số 585/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế nhằm thu hút Bác sỹ trẻ mới ra trường tình nguyện về công tác tại tuyến huyện một số địa phương, góp phần bảo đảm tính bền vững trên cơ sở có giải pháp cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và chính sách đãi ngộ phù hợp; đồng thời giúp người dân ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng sa, biên giới hải đảo, vùng kinh tế xã hội khó khăn… được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, tiến tới mọi người dân được bình đẳng thụ hưởng dịch vụ y tế thuận tiện và có chất lượng.

(Nguồn – Hồng Nhung – Giáo dục Việt Nam)

Bình luận Facebook

Bản quyền thuộc về Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Y Tế. All rights reserved - Thiết kế web giá rẻ Minh Dương
phòng marketing thuê ngoài | báo giá dịch vụ seo